top of page

​LUẬT SƯ BÀO CHỮA, BẢO VỆ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

NamLawey Cover.jpg

Vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự

1. Tư vấn pháp luật về hình sự.

2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

3. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố vụ án hình sự.

4. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tự thú, đầu thú.

5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại và những người có liên quan khác trong vụ án hình sự.

6. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo tại phiên toà sơ thẩm. 

7. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã bị tuyên án tại phiên toà phúc thẩm.

8. Hướng dẫn Người đã bị tuyên án (bị án) kháng cáo bản án Sơ thẩm hoặc nộp đơn xin xét lại bản bán Phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm.

2. Hỏi cung_500.jpg

​Những người cần có sự hỗ trợ pháp lý của Luật sư

1. Người tố giác hoặc Người bị tố giác hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

2. Người bị kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

3. Người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang.

​5. Người đang bị truy nã hoặc bị bắt theo lệnh truy nã.

6. Người có ý định tự thú, đầu thú.

8. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố vụ án hình sự.

9. Bị hại hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu bồi 

thường thiệt hại, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

10. Bị cáo đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

11. Người đã bị Toà tuyên án (bị án) có ý định kháng cáo bản án Sơ thẩm hoặc có ý định xin xét lại bản bán Phúc thẩm theo thủ tục Giám đốc thẩm/Tái thẩm.

3. Phiên toà_500.jpg

Tư vấn về luật hình sự, tội phạm, hành vi phạm tội  

1. Tư vấn pháp luật về tội phạm, hành vi phạm tội. 

2. Đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. 

3. Xác định tội danh và khung hình phạt. 

4. Cách hạn chế thiệt hại xảy ra, bồi thường và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

5. Tư vấn pháp luật về điều kiện được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.

6. Trình tự, thủ tục và điều kiện để tại ngoại trong gai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác thay thế biện pháp tạm giam: 

- Cấm đi khỏi nơi cư trú.

- Bảo lĩnh.

- Đặt tiền để Bảo đảm.

7. Tư vấn điều kiện, cách xin hưởng án treo trong quá trình xét xử

8. Tư vấn về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn, điều kiện  trình tự thủ tục xin xoá án tích. 

4. TBKKTVA_500.jpg

Bảo vệ người bị tố giác, người bị đề nghị khởi tố

Theo quy định của pháp luật thì người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được quyền nhờ Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một quyền cơ bản mang tính nhân đạo được nhà nước thừa nhận nhằm bảo vệ những người yếu thế và giảm thiểu oan sai trong tố tụng hình sự.

​Trong vụ án hình sự thì đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất. Qua đây người có thẩm quyền sẽ xem xét có dấu hiệu của tội phạm hay không? Có đủ điều kiện để khởi tố vụ án hình sự hay không? Từ đó ra quyết định Khởi tố hoặc Không khởi tố vụ án hình sự. 

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng ở giai đoạn này thông qua các công việc chính như sau:

1. Lắng nghe và phân tích nguyên nhân, hoàn cảnh, điều kiện và diễn biến của hành vi phạm tội.

2. Cùng với khách hàng làm việc với cơ quan điều tra, viện kiểm sát. 

3. Đưa ra nhận định sơ bộ có hay không dấu hiệu của tội phạm từ đó lựa chọn định hướng phù hợp nhất để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng khi có căn cứ pháp luật:

4. Bảo vệ theo hướng có phạm tội như bị tố giác, kiến nghị nhưng đề nghị được: hạn chế thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam.

5. Bảo vệ theo hướng có phạm tội nhưng thuộc tội danh khác có hình phạt nhẹ hơn. Đưa ra các tài liệu, chứng cứ theo quy định để cơ quan điều tra thay đổi tội danh khi khởi tố.

6. Bảo vệ theo hướng không phạm tội như tố giác, kiến nghị. Thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh.

5. TBBC_500.jpg

Luật sư bào chữa cho bị can từ giai đoạn điều tra

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Sau khi khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra​ để xác định Tội phạm tội và Người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sơ cho việc truy tố.

Luật sư bào chữa cho khách hàng ở giai đoạn này chủ yếu thông qua các công việc chính như sau:

1. Gặp hỏi người bị buộc tội để thu thập các tình tiết có lợi việc bào chữa.

2. Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can.

3. Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác.

4. Đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang biện pháp khác có lợi cho bị can như: Cấp đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, đặt tiền.

5. Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu có lợi cho việc bào chữa.

6. Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật; 

7. Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 

8. Đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi xét thấy cần thiết và phù hợp với các quy định của pháp luật; 

9. Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

10. Thực hiện các kỹ năng khác phù với quy định của pháp luật để thực hiện việc bào chữa theo hướng có lợi nhất cho người bị buộc tội.

6. Giấy triệu tập_500.jpg

Luật sư bào chữa cho bị can từ giai đoạn truy tố

Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ ban hành bản kết luận điều tra vụ án hình sự và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Giai đoạn này viện kiểm sát có các quyền và nghĩa vụ như sau:

1. Giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

2. Thực hành quyền công tố, truy tố người phạm tội ra trước toà án để xét xử.

3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

4. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

5. Áp dụng hoặc thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn.  

Khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật sư tiếp tục đề nghị Viện kiểm sát xem xét các vấn đề sau:

6. Đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang biện pháp khác để bị can được tại ngoại như:

- Cấm đi khỏi nơi cư trú.

- Bảo lĩnh.

- Đặt tiền để bảo đảm.

7. Đề nghị Viện kiểm sát thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu có lợi cho cho bị can mà Cơ quan cảnh sát điều tra chưa thu thập.

8. Đề nghị Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung, điều tra lại.

9. Đề nghị cho đối chất, giám định, thực nghiệm điều tra để làm rõ thêm các tình tiết của vụ án nếu có căn cứ.

10. Đề nghị thực hiện lại việc trưng cầu giám định, định giá tài sản nếu kết luận giám định, định giá trước đó vi phạm pháp luật gây bất lợi cho bị can.

11. Đề nghị Viện kiểm sát đình chỉ vụ án khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.

6. Giấy triệu tập_500.jpg

Luật sư bào chữa tại phiên toà Sơ thẩm

Để thực hiện việc bào chữa cho bị cáo ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, Luật sư sẽ thực hiện các công việc chính  như sau: 

1. Sao chụp và nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ vụ án.

2. Gặp gỡ bị cáo, người làm chứng, người chứng kiến diễn biến vụ án để thu thập tài liệu, chứng cứ và các tình tiết có lợi cho bị cáo.

3. Gặp gỡ trao đổi với bị cáo về định hướng bào chữa, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và thống nhất hướng bào chữa với bị cáo.

4. Bào chữa theo hướng bị cáo phạm tội như viện kiểm sát truy tố và nếu có căn cứ thì đề nghị Toà án:

- Cho bị cáo được hưởng thêm các tình tiết giảm nhẹ.

- Xem xét loại bỏ các tình tiết tăng nặng.

- Giảm mức bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. 

- Đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo khi có các điều kiện luật định.

6. Đề nghị toà án trả hồ sơ điều tra lại, điều tra bổ sung nếu có căn cứ.

7. Đề nghị toà án thay đổi tội danh, khung hình phạt theo hướng nhẹ hơn tội danh và khung hình phạt đã bị Viện kiểm sát truy tố.

8. Bào chữa theo hướng bị cáo không phạm tội khi có căn cứ.

9. Đề nghị toà án đình chỉ vụ án theo quy định.

8. TĐTT Cấp Cao_500.jpg

​Luật sư bào chữa tại phiên toà Phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. 

1. Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm:

- Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

- Đình chỉ xét xử phúc thẩm.

- Bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật.

- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

- Sửa bản án sơ thẩm.

- Huỷ bản án sơ thẩm.

2. Do vậy Luật sư tham gia bào chữa ở giai đoạn này cần phải có kỹ năng tốt trong việc đánh giá lại chứng cứ, tài liệu cũ, bổ sung chứng cứ, tài liệu mới. Thu thập các tình tiết có lợi cho bị cáo.

3. Khi có căn cứ theo quy định của pháp

luật thì Luật sư sẽ đề nghị toà án xem xét sửa bản án theo hướng: 

- Giảm vai trò, tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo.

- Giảm hình phạt, giảm mức bồi thường.

- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. 

- Giữ nguyên hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

- Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo.

4. Huỷ án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại.  

9. Toà Cấp Cao_500.jpg

Đề nghị xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án như:

- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. 

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

1. Luật sư tham ở giai đoạn này cần phải có kỹ năng rất tốt trong việc tìm ra các căn cứ để đề nghị người có thẩm quyền  quyết định kháng nghị xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm. 

2. Thẩm quyền của Hội đồng Giám đốc thẩm:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ  nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. 

- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật. 

- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Và còn một số thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Phiên toà Tái thẩm.JPG

Đề nghị xét lại bản án theo thủ tục Tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

1. Căn cứ để kháng nghị Tái thẩm

- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

3. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại. 

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

- Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

Giảm án phạt tù.jpg

Quy định cơ bản về giảm án phạt tù

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là quy định pháp luật mang tính chất nhân đạo, phản ánh sự khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm.

1. Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 đợt, vào các dịp: 

- Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4). 

- Ngày Quốc khánh (2/9).

- Và tết Nguyên đán. 

2. Người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đã chấp hành được một phần ba thời hạn đối với hành phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với hình phạt tù chung thân;

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; thành thật hối cải, tích cực lao động, học tập;

- Không vi phạm chế độ, nội quy của Trại giam (Trại tạm giam) (đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù);

- Được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục (đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ) hoặc cơ quan thi hành án phạt tù (đối với người đang chấp hành hình phạt tù) đề nghị bằng văn bản xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Tha tù TTHCĐK.jpg

Quy định cơ bản về tha tù trước thời hạn có điều kiện

Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được xem xét tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau:

1. Đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;

2. Phạm tội lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trước đó chưa phạm tội lần nào.

- Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự.

- Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

- Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.

3. Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt trong việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên. 

4. Có nơi cư trú rõ ràng.

5. Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. 

6. Đã chấp hành được ít nhất 1/2 mức phạt tù có thời hạn; ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

7. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định nếu có đủ các điều kiện tại các mục (2), (3), (4), (5) và (6) nêu trên.

bottom of page