top of page
Sunset
Luật sư Nam

Luật sư bào chữa Hình sự

​Họ và tên:          Nguyễn Trọng Nam

Sinh ngày:          09/09/1976

Giám đốc: Công ty Luật TNHH Luật sư Nam 

Địa chỉ: 22C Vũ Ngọc Phan, phường 13 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

1. Bào chữa trong giai đoạn bị kiến nghị, yêu cầu xử lý hình sự.

2. Bào chữa cho Bị can trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án, truy tố vụ án hình sự.

3. Bào chữa cho Bị cáo tại phiên toà sơ thẩm.

4. Bào chữa cho Bị cáo tại phiên toà phúc thẩm.

​5. Đề nghị toà án xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm vụ án hình sự. 

Về vụ án “Giết người" trong Án lệ số 01/2016/AL

Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ

Trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người);

- Giải pháp pháp lý 

Người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

- Điểm m, n khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Hình sự năm 1999;       

- Khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”, Án lệ số 18/2018/AL

Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ

Bị cáo bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để xử lý vi phạm nhưng không chấp hành mà điều khiển xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông. Khi cảnh sát giao thông bám vào cọng gương chiếu hậu của xe, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chạy với tốc độ cao, bất ngờ đánh lái sát giải phân cách nhằm hất cảnh sát giao thông xuống đường. 

Cảnh sát giao thông rơi khỏi xe, va vào giải phân cách cứng giữa đường, bị đa chấn thương.

- Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Giết người đang thi hành công vụ”.

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản d khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm, Án lệ số 17/2018/AL

Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ

Trong vụ án có đồng phạm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong sinh hoạt, các đồng phạm đã rủ nhau đánh dằn mặt bị hại.

 Khi thực hiện tội phạm, người thực hành dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay của bị hại; việc bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của người thực hành.  

Người xúi giục không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực hành sử dụng mã tấu chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại nhưng đã để mặc cho hậu quả xảy ra.  

- Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, người thực hành phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Có tính chất côn đồ”. Người xúi giục bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” nhưng không bị áp dụng tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ”.

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

- Điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015);

- Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự "nộp lại tiền thu lợi bất chính, dự thảo Án lệ số 01/2021

Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ

Bị can, bị cáo nộp lại tiền thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội.

- Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, phải xác định bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

​Khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 2 điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”, Án lệ số 19/2018/AL

Khái quát nội dung án lệ

- Tình huống án lệ

Bị cáo lợi dụng sơ hở trong quản lý của ngân hàng, nhiều lần trực tiếp làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo quản lý nhưng thực tế không chi trả cho bất kỳ ai mà bị cáo đã sử dụng số tiền này. 

Quá trình điều tra bị cáo đã khắc phục được một phần số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt.

- Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tham ô tài sản”. 

Giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt phải xác định là toàn bộ số tiền mà bị cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh ngân hàng (bao gồm cả số tiền bị cáo đã khắc phục trong quá trình điều tra).

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60; điểm c khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm b, s Điều 51; Điều 54; Điều 65, điểm c khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015);

Về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản”, Án lệ số 29/2019/AL

Khái quát nội dung của án lệ:

- Tình huống án lệ:

Bị cáo có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại, làm bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích không trả số tiền mà bị cáo có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp tài sản”.

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015).

​Về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh", Án lệ số 28/2019/AL

Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ

Bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết.

- Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn, Án lệ số 30/2020/AL

Tình huống án lệ

- Khái quát án lệ

Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, bị cáo dừng xe xuống kiểm tra thấy bị hại nằm dưới gầm xe ô tô, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại. Hậu quả là bị hại chết. 

- Giải pháp pháp lý 

Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”. 

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ 

Các điều 93, 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với các điều 123, 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

Stack of Files
Judge's Table
bottom of page