top of page
Sunset
Luật sư Nam

Luật sư bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp về thừa kế

​Họ và tên:          Nguyễn Trọng Nam

Sinh ngày:          09/09/1976

Giám đốc: Công ty Luật TNHH Luật sư Nam 

Địa chỉ: 22C Vũ Ngọc Phan, phường 13 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

1. Tư vấn pháp luật về thừa kế.

2. Thừa kế theo di chúc.

3. Thừa kế theo pháp luật.

4. Thừa kế thế vị.

5. Thừa kế có yếu tố nước ngoài.

6. Giải quyết tranh chấp về thừa kế.

7. Soạn thảo di chúc, làm chứng cho việc lập di chúc, công chứng di chúc.

8. Phân chia di sản thừa kế.

9. Lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng một phần di sản cho người khác.

Di chúc không có hiệu lực pháp luật

1. Nội dung vụ việc

Ông C và bà M là vợ chồng có đăng ký kết hôn hợp pháp, ông bà có với nhau 02 người con chung là bà CM1, ông CM2.

Trong thời kỳ hôn nhân ông C, bà M có tạo lập được một khối tài sản chung là nhà và đất.

Năm 2015 ông C lập di chúc giao toàn bộ nhà và đất là tài sản chung của vợ chồng cho ông CM2.

2. Quy định của pháp luật có liên quan

Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Trong trường hợp này ông C đơn phương định đoạt tài sản chung của vợ chồng là vi phạm các quy định của pháp luật.

Do các bên không thoả thuận được nên bà CM1 đã khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố vô hiệu Di chúc của ông C đồng thời đề nghị toà án chia di sản Theo pháp luật. 

3. Giải pháp pháp lý

- Tuyên bố Di chúc không có hiệu lực pháp luật do bản Di chúc này vi phạm điều cấm của pháp luật, trực tiếp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bà M và những người thừa kế khác có liên quan.

- Phân chia di sản theo quy định của pháp luật.

​Bán di sản là tài sản chung của các đồng thừa kế

1. Nội dụng vụ việc

Ông bà L và bà M sinh được 3 người con là ông LM1, ông LM2 và bà LM3. Cả ba người đều đã xây dựng gia đình và ra ở riêng. 

Khi mất, ông bà L và bà M có để lại di chúc với nội dung: Sau khi ông L và bà M mất thì toàn bộ di sản của ông bà gồm 01 ngôi nhà và diện tích đất đang ở sẽ chia đều cho 3 người con. 

Sau khi Ông bà L và bà M mất, 3 người con của ông, bà thoả thuận với nhau là giao toàn bộ phần di sản thuộc quyền thừa kế của mình cho người anh cả quản lý để thờ tự và cũng là nơi để các anh, em gặp nhau vào những ngày giỗ chạp, lễ, tết.

Sau khi quản lý được một thời gian, do làm ăn thua lỗ và cần tiền để trả nợ nên ông LM1 muốn bán toàn bộ nhà, đất là di sản của ông L và bà M để lại để trả nợ. 

Biết được ý định của ông LM1, hai người em là ông LM2 và bà LM3 đều không đồng ý và tuyên bố nếu ông LM1 bán nhà, đất thì thanh toán cho ông LM2, bà LM3 phần di sản mà hai người này được hưởng.

Do các bên không thoả thuận được nên ông LM2, bà LM3 đã khởi kiện ông LM1. 

2. Quy định của pháp luật có liên quan

- Điều 616, Bộ luật dân sự 2015 về người quản lý di sản quy định: “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”.

- Điểm b, Điều 617 nghĩa vụ của người quản lý di sản quy định:  “Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản”

3. Giải pháp pháp lý

- Vai trò của ông LM1 trong trường hợp này chỉ là người quả lý di sản. Theo quy định của pháp luật thì người quản lý di sản không được bán di sản.

- Kiểm tra tính hợp pháp của di chúc nếu đáp ứng được các quy định của pháp luật thì chia di sản Theo di chúc.

- Trường hợp di chúc không hợp pháp thì chi di sản Theo quy định của pháp luật.

​Có người thừa kế mới sau khi phân chia di sản

1. Nội dung vụ việc

Ông A và bà B là vợ chồng có đăng ký kết hôn hợp pháp từ năm 1980. Ông bà có 3 người con chung là AB1, AB2 và AB3.

Năm 1996 ông A có quan hệ tình cảm với bà C và có một người con riêng ngoài giá thú là AC1.   

Trong thời kỳ hôn nhân ông A, bà B có tạo lập được một khối tài sản chung là nhà và đất.

Năm 2012 ông A mất không để lại di chúc. Sau khi ông A mất thì bà B và các người con đã thực hiện phân chia di sản của ông A theo quy định của pháp luật.

Năm 2016 AC1 đến gặp bà B và những người con chung của ông A, bà B đề nghị được nhận phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản của ông A để lại. 

2. Quy định của pháp luật có liên quan

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự 2005: 

“1. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Do các bên không thoả thuận được nên ông AC1 đã khởi kiện yêu cầu bà B, AB1, AB2, AB2 thanh toán cho mình phần di sản mà đáng lẽ ông AC1 được nhận.

3. Giải pháp pháp lý

Những người thừa kế gốm bà B, AB1, AB2, AB2 là những người đã được nhận di sản của ông A. Những người này sẽ phải thanh toán cho AC1 (người thừa kế mới của ông A) một khoản tiền tương ứng với phần di sản của AC1 được nhận tại thời điểm mở thừa kế.

Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, Án lệ số 16/2017/AL

1. Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ:

Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Khoản 2 Điều 170, Điều 234, Điều 634, Điều 697 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương đương với khoản 2 Điều 221, Điều 223, Điều 612, Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015).

 

Xem xét công sức đóng góp trong việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế

Án lệ số 05/2016/AL về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế”

1. Khái quát nội dung của án lệ

Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; 

2. Giải pháp pháp lý

ii. nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Khoản 1 Điều 5 và Điều 218 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;

Trường hợp không xác định được địa chỉ của người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài

Án lệ số 06/2016/AL về vụ án “Tranh chấp thừa kế”

1. Khái quát nội dung của án lệ

Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; 

ii. nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; 

2. Giải pháp pháp lý

phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắng mặt.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

- Điều 93; điểm đ khoản 1 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;

- Điều 676 và 685 của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất

Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường.

1. Khái quát nội dung án lệ 

- Tình huống án lệ: 

Quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường. 

2. Giải pháp pháp lý 

Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ 

- Các điều 163, 181, 634, 646, 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 1 Điều 105, các điều 115, 612, 624, 626 Bộ luật Dân sự năm 2015); 

Di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân

1. Tình huống pháp lý

Chị N và chồng là anh M có mâu thuẫn từ lâu. Sau một thời gian suy nghĩ, cả hai thống nhất sẽ làm thủ tục ly hôn. Chị N trình bày, hai vợ chồng trước khi lấy nhau đều “tay trắng”, sau khi kết hôn, cả hai cùng tạo lập được một số tài sản chung là nhà và xe tải. 

Cũng trong thời gian chung sống này, bố mẹ chị N lần lượt qua đời và có để lại di sản cho các con, bản thân chị được thừa kế mảnh đất ở diện tích 75m2.

Chị được biết về nguyên tắc, khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng là chia đôi. Tuy nhiên, chị không rõ mảnh đất chị được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có được xem là tài sản riêngcủa chị không?

2. Quy định của pháp luật có liên quan

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:

- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng từ tài sản riêng của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

3. Giải pháp pháp lý

Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên thì mảnh đất 75m2 mà chị N được thừa kế riêng từ cha, mẹ ruột của mình là tài sản riêng của chị N. 

DVCC DI CHUC.jpg
bottom of page