top of page
Sunset
Luật sư Nam

Luật sư về Nhà Đất

​Họ và tên:          Nguyễn Trọng Nam

Sinh ngày:          09/09/1976

Giám đốc: Công ty Luật TNHH Luật sư Nam 

Địa chỉ: 22C Vũ Ngọc Phan, phường 13 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

1. Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp nhà đất.

2. Tư vấn hỗ trợ trọn gói mua bán nhà đất.

3. Tư vấn về Thừa kế nhà đất.

4. Hợp thức hoá, sang tên đăng bộ nhà đất.

5. Thừa kế có yếu tố nước ngoài.

6. Tách thửa, hợp thửa quyền sử dụng đất.

7. Chuyển mục đích sử dụng đất.

8. Hoàn công công trình xây dựng.

​Vụ án tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Án lệ số 04/2016/AL về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

1. Khái quát án lệ

- Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; 

- Nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; 

- Bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai;

2. Giải pháp pháp lý 

- Người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

- Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Dân sự năm 1995;

- Điều 15 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.

Công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho Quyền sử dụng đất

Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng.

1. Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ:

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại các văn bản, tài liệu khác có liên quan thể hiện các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp.

2. Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.

3. Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ

Điều 125, Điều 126 và Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 120, Điều 121 và Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Vụ án về công nhận hợp đồng mua bán nhà ở

Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà trước ngày 01/7/1991

1. Khái quát nội dung của án lệ

Hợp đồng mua bán nhà được lập thành văn bản trước ngày 01-7-1991, có chữ ký của bên bán, ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà.

2. Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, hợp đồng có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà đó, hợp đồng mua bán nhà được công nhận.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

- Các điều 81, 82, 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (tương ứng với các điều 93, 94, 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015);

- Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.

Công nhận thoả thuận miệng trong việc chuyển đổi Quyền sử dụng đất

Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

1. Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ:

Các đương sự tự nguyện thỏa thuận miệng với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15-10-1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành); đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài.

2. Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.

3. Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ

- Khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai năm 1987.

- Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2005.

​Công nhận hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất do một đồng thừa kế chuyển nhượng

Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.

1. Khái quát nội dung của án lệ

- Tình huống án lệ:

Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Khoản 2 Điều 170, Điều 234, Điều 634, Điều 697 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương đương với khoản 2 Điều 221, Điều 223, Điều 612, Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó đi định cư ở nước ngoài

Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

1. Khái quát nội dung án lệ 

- Tình huống án lệ: 

Đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

2. Giải pháp pháp lý 

Trường hợp này, phải xác định cá nhân khai phá đất không còn quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất là không có cơ sở để chấp nhận. 

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ 

- Khoản 2 Điều 10, khoản 1, khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với khoản 5 Điều 26, khoản 1, khoản 4 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013); 

- Khoản 1 Điều 164, Điều 176, khoản 2 Điều 177, các điều 192, 196, 201 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với khoản 1 Điều 155, Điều 170, khoản 2 Điều 171, các điều 185, 190, 195 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 1 Điều 150, Điều 221, khoản 2 Điều 237, các điều 187, 182, 192 Bộ luật Dân sự năm 2015). 

Xác định Quyền thuê, mua nhà ở được chuyển giao cho các đồng thừa kế khác 

Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản.

1. Khái quát nội dung án lệ 

- Tình huống án lệ: 

Cá nhân thuộc diện được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở mà khi còn sống, người đó chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà theo quy định của pháp luật. 

2. Giải pháp pháp lý 

Trường hợp này, phải xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước là quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế của người đó. 

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ 

- Các điều 172, 188, 634 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 163, 181, 631 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 105, 115, 609 Bộ luật Dân sự năm 2015); 

- Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. 

Trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng

Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

Khái quát nội dung án lệ: 

1. Tình huống án lệ 

Cá nhân được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì. 

2. Giải pháp pháp lý 

Trường hợp này, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.

3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ 

- Các điều 176, 192, 196 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 170, 185, 190 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 221, 187, 182 Bộ luật Dân sự năm 2015); 

- Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015.

IMG_7755_edited.jpg
IMG_7754_edited.jpg
bottom of page