Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi Ly hôn
Họ và tên: Nguyễn Trọng Nam
Sinh ngày: 09/09/1976
Giám đốc: Công ty Luật TNHH Luật sư Nam
Địa chỉ: 22C Vũ Ngọc Phan, phường 13 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tư vấ pháp luật về hôn nhân và gia đình.
2. Dịch vụ ly hôn:
- Ly hôn nhanh - Thuận tình ly hôn.
- Đơn phương.
- Ly hôn có tranh chấp về nuôi con, về tài sản.
3. Ly hôn thuộc các trường hợp đặc biệt.
- Một bên không hợp tác.
- Một bên bỏ đi biệt tích.
4. Ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Vụ án Ly hôn có yếu tố nước ngoài, một bên không hợp tác gây khó dễ khi ly hôn
1. Nội dung vụ án
- Năm 2014, sau một thời gian tìm hiểu, Ông Duong Van Q quốc tịch Mỹ về Việt Nam kết hôn với bà Trần Thị Như N.
- Sau khi kết hôn và chung sống với nhau được một thời gian ngắn thì hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn trầm trọng do bất đồng về quan điểm sống.
- Từ tháng 07 năm 2014 hai bên sống ly thân, ông Quoc trở về Mỹ sinh sống.
- Năm 2015 ông Quoc nhiều lần đề nghị Ly hôn nhưng bà N không hợp tác. Bà N tuyên bố nếu ông Quoc muốn ly hôn thì phải bồi thường về danh dự, nhân phẩm cho bà N số tiến cụ thể là 10.000USD.
- Cho rằng bà N đòi hỏi như vậy là không phù hợp nên ông Q không chấp nhận. Do vậy từ năm 2015 đến năm 2020 ông Quoc không thể Ly hôn được với bà N.
2. Kết quả giải quyết vụ án
- Tháng 2 năm 2020 ông Quoc nhờ Luật sư hỗ trợ làm thủ Ly hôn với bà N. Sau khi nộp đơn thì ông Quoc, Luật sư và thư ký toà án nhiều lần liên hệ với bà N nhưng bà N không hợp tác.
- Quá trình giải quyết vụ án thẩm phán đã thực hiện các bước tống đạt hợp lệ như bà N vẫn cố tình không hợp tác. Tháng 10 năm 2020, căn cứ Theo quy định của pháp luật thẩm phán tuyên xử.
Về quan hệ hôn nhân: ông Duong Van Quoc duoc Ly hôn vói bà Tran Thị Như N.
Vụ án phúc thẩm Ly hôn có tranh chấp về nuôi con
1. Nội dung bản án sơ thẩm
- Chị T và anh C đến với nhau trên cơ sở hộn nhân tự nguyện. Hai bên có đăng ký kết hôn vào ngày 30 tháng 3 năm 2016. Sau khi kết hôn do không hoà hợp được với nhau tính nết, bất đồng quan điểm sống, giữa hai bên không có tiếng nói chung nên hai bên sống ly thân từ tháng 4/2019. Do vậy Chị T đã nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết các vấn đề sau:
- Về hôn nhân: chị yêu cầu toà án chấp thuận cho ly hôn với anh C.
- Về con chung: chị yêu cầu toà án chấp thuận cho được trực tiếp nuôn con chung là chau D, anh C không phải cấp dưỡng nuôi con.
- Ý kiến của anh C.
- Về hôn nhân: đồng ý ly hôn với chị T.
- Về con chung: anh C yêu cầu toà án chấp thuận cho mình được trực tiếp nuôn con chung là cháu D, chị T không phải cấp dưỡng nuôi con.
2. Nhận định của toà án cấp sơ thẩm
- Anh C và chị T đều có nguyện vọng xin được trực tiếp nuôi dưỡng cháu D. Hiện nay cháu K đã trên 36 tháng tuổi.
- Quá trình giải quyết vụ án các bên đều xác định bắt đầu từ thời gian hai vợ chồng khi ly thân (từ tháng 8/2019), chị T đi về nhà mẹ đẻ sinh sống thì anh C là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu D. Quá trình anh C nuôi dưỡng cháu D vẫn đảm bảo đầy đủ các điều kiện để chăm sóc nuôi dưỡng cháu D phát triển bình thường, khỏe mạnh.
- Tại toà, anh C còn cung cấp thêm Hợp đồng lao động có thể hiện mức lương là 9.000.000 đồng, để chứng minh anh M có công việc và thu nhập ổn định.
- Xét về hoàn cảnh điều kiện về kinh tế, nơi sinh sống làm việc và môi trường sống, thì anh C đảm bảo hơn chị T về điều kiện nuôi con.
- Mặt khác, tại toà, chị T không cung cấp thêm tình tiết nào mới để chứng minh bản thân có khả năng nuôi con tốt hơn anh C.
Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của chị T.
3. Toà án cấp sơ thẩm tuyên xử
Về quan hệ hôn nhân: Chị T được ly hôn với anh C.
Về con chung: Giao cháu D cho anh C trực tiếp nuôi dưỡng cho đến khi cháu đủ 18 tuổi.
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng nuôi con.
Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
- Kết thúc phiên toà sơ thẩm chị T kháng cáo vì cho rằng vì chị có đủ điều kiện hơn anh C về công việc, thu nhập.
4. Toà án cấp phúc thẩm tuyên xử
- Do chị T kháng cáo nhưng không đưa ra được các chứng cứ mới để chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn anh C nên toà án không chấp nhận kháng cáo của chị T, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Vụ án ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng, một bên không hợp tác trong việc giải quyết ly hôn
1. Nội dung vụ án
- Ông Nguyễn Thanh L khai
Ông L và bà Trần Thị Cẩm V quen biết nhau và sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 2013 nhưng không đăng ký kết hôn.
- Trong quá trình chung sống giữa ông L và bà V có nhiều mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm sống nên hai bên thường cãi nhau. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần từ năm 2014 - 2017.
- Về con chung, ông L và bà V có 01 con chung là Nguyễn Trần Gia Kh.
- Trong quá trình giải quyết vụ án bà V chỉ đưa ra yêu cầu là đề nghị ông L phải cấp dưỡng một lần số tiền là 800 triệu nhưng sau đó có thái độ bất hợp tác với toà án, không có mặt Theo giấy triệu tập mặc dù đã được tống đạt hợp lệ Theo quy định, do vậy toà án không có cơ sở để giải quyết yêu cầu của bà V.
- Ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân quận 2 là đề nghị toà án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
2. Kết quả giải quyết vụ án
- Về quan hệ hôn nhân: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thanh L. Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa ông Nguyên Thanh L và bà Trần Thị Cẩm V.
- Về con chung: Giao trẻ Nguyễn Trần Gia Kh cho bà V tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Về cấp dưỡng nuôi con: Ông L có nghĩa vụ cấp dưỡng số tiền 3 triệu/tháng cho đến khi trả Gia Kh trưởng thành. Vì quyền lợi của trẻ, mức cấp dưỡng có thể thay đổi.
- Ông L được quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung theo quy định của pháp luật.
Vụ án về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Về nội dung vụ án
Nhận định của hội đồng xét xử
- Căn cứ theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án quận B, quyết định ông Avà bà B thuận tình ly hôn, giao cháu C cho bà B là người trực tiếp nuôn con. Nhưng nay ông A yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Quá trình giải quyết vụ án, bà B vắng mặt không thỏa thuận được vấn đề cần giải quyết của vụ án.
- Hội đồng xét xử xét thấy, để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì cần phải xem xét điều kiện về mọi mặt của cha, mẹ nhằm đảm bảo sự phát triển toàndiện của trẻ về thể chất và tinh thần.
- Xét về điều kiện hiện tại của ông A: Mặc dù, ông A đang sinh sống cùng với mẹ nhưng ông A đã chứng minh được nơi ở ổn định, có nơi đăng ký thường trú rõ ràng. Bên cạnh đó, ông A đã chứng minh thu nhập ổn định và hợp pháp. Đồng thời, từ cuối năm 2019cho đến nay, cháu C đã được ông A chăm sóc ổn định, liên tục mà không ai, kể cả bà L cũng không có ý kiến gì.
- Xét thấy yêu cầu khởi kiện của ông A là phù hợp cho việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu C. Ông A yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nhưng không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con.
- Xét điều kiện hiện tại của bị đơn: Từ sau khi ly hôn, bà B và cháu C sinh sống cùng với bố mẹ ruột của bà C. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài tháng bà C đã tự ý đi một mình, giao cháu B lại cho bố mẹ ruột của bà C chăm sóc mà không thông báo cho ông A biết. Ông A nhận thấy việc bà B giao cháu C cho bố mẹ già chăm sóc, không được đảm bảo quyềnlợi về mọi mặt của cháu C nên ông A đưa cháu C về chăm sóc và đã được sự cho phép của bố mẹ của bà B từ cuối năm 2018 cho đến nay.
- Tại phiên tòa, bà B vẫn cố tình vắng mặt nên coi như tự từ bỏ quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình. Qua đó, cho thấy bà B không có thiện chí mong muốn mình là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu C nên yêu cầu thay đổi nuôi con của ông H là có cơ sở.
- Từ những phân tích nêu trên cho thấy nguyên đơn có đầy đủ điều kiện là người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu C. Trên cơ sở xem xét quan điểm trình bày của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân là phù hợp với Hội đồng xét xử nên cần chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
- Do vậy, yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của nguyên đơn là có cơ sở để chấp nhận theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
2. Tuyên xử
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông A về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Giao con chung là cháu C cho ông A trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đến tuổi trưởng thành (đủ 18 tuổi), ông A không yêu cầu bà B cấp dưỡng nuôi con.
Bà B có quyền và nghĩa vụ thăm nom con chung, không ai được cản trở.
Trong quá trình nuôi dưỡng con chung, vì lợi ích của con, khi cần thiết ông A, bà B đều có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và thay đổi việc cấp dưỡng nuôi con chung.
Ly hôn Theo yêu cầu của người thứ ba
1. Tình huống pháp lý
- Anh Q và chị H kết hôn với nhau trên cơ sở tự nguyện, sau khi kết hôn anh chị chung sống với nhau được 15 năm không có mâu thuẫn gì lớn.
- Năm 2017 vừa qua, chị H đột nhiên bị bệnh tâm thần, không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Sau thời gian dài điều trị không khỏi, anh Q từ việc yêu thương, chăm sóc vợ nay trở nên chán nản, thường xuyên có hành vi đánh đập, bạo hành vợ mỗi khi chị H có những hành vi không tự chủ như la hét, đập phá đồ đạc, chửi bới những người xung quanh.
- Bà M là mẹ của chị H, sống gần nhà nên thường xuyên nhìn thấy cảnh con gái bị đánh đập, có lúc bầm tím đầy người nên rất thương xót con gái.
- Nhiều lúc bà suy nghĩ hay để con gái ly hôn, để bà có điều kiện chăm sóc con. Vậy trong trường hợp này, với tư cách là mẹ ruột của chị H, bà có thể đề nghị Tòa án cho con gái bà được ly hôn không?
2. Quy định của pháp luật có liên quan
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3.Giải pháp [háp lý
Theo quy định trên, chị H bị bệnh tâm thần và đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng chị gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của chị. Do đó, bà M với tư cách là mẹ chị H có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Vụ án về chấm dứt hôn nhân thực tế, Án lệ số 41/2021/AL
- Khái quát nội dung của án lệ
Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng sau đó họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Quan hệ hôn nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế.
- Giải pháp pháp lý
Trường hợp này, phải xác định hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt.
- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
- Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Tình huống pháp lý
Chị N và chồng là anh M có mâu thuẫn từ lâu. Sau một thời gian suy nghĩ, cả hai thống nhất sẽ làm thủ tục ly hôn. Chị N trình bày, hai vợ chồng trước khi lấy nhau đều “tay trắng”, sau khi kết hôn, cả hai cùng tạo lập được một số tài sản chung là nhà và xe tải.
Cũng trong thời gian chung sống này, bố mẹ chị N lần lượt qua đời và có để lại di sản cho các con, bản thân chị được thừa kế mảnh đất ở diện tích 75m2.
Chị được biết về nguyên tắc, khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng là chia đôi. Tuy nhiên, chị không rõ mảnh đất chị được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có được xem là tài sản riêngcủa chị không?
2. Quy định của pháp luật có liên quan
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng từ tài sản riêng của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Giải pháp pháp lý
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên thì mảnh đất 75m2 mà chị N được thừa kế riêng từ cha, mẹ ruột của mình là tài sản riêng của chị N.
Vụ án Ly hôn có tranh chấp về tài sản, Án lệ số 03/2016/AL
- Khái quát nội dung của án lệ
- Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở.
- Khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì.
- Giải pháp pháp lý
Vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.
- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
+ Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986;
+ Điều 242 của Bộ luật Dân sự năm 1995;
+ Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Dân sự năm 1995.