Luật sư bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp
Họ và tên: Nguyễn Trọng Nam
Sinh ngày: 09/09/1976
Giám đốc: Công ty Luật TNHH Luật sư Nam
Địa chỉ: 22C Vũ Ngọc Phan, phường 13 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tư vấn giải quyết tranh chấp.
2. Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp.
3. Các dạng tranh chấp phổ biến về hợp đồng:
+ Tiếp tực thực hiện hợp đồng + Đền cọc + Phạt vi phạm
+ Yêu cầu hoàn trả lại tiền đặt cọc
+ Không tiếp tục thực hiện hợp đồng
4. Yêu cầu bồi thường thiệt hại.
5. Tranh chấp trong hôn nhân và gia đình.
6. Tranh chấp về thừa kế.
7. Yêu cầu tuyên vố văn bản công chứng vô hiệu.
8. Đề nghị toà án tuyên bố Di chúc vô hiệu.
9. Đòi lại nhà đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
Tranh chấp đòi lại tài sản
Án lệ số 02/2016/AL về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”
1. Khái quát nội dung của án lệ
- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình.
2. Giải pháp pháp lý
- Khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ;
- Trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
Điều 137 và Điều 235 của Bộ luật dân sự năm 2005.
Công nhận hợp đồng mua bán nhà ở
1. Khái quát nội dung của án lệ
- Tình huống án lệ
Hợp đồng mua bán nhà được lập thành văn bản trước ngày 01-7-1991, có chữ ký của bên bán, ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà.
2. Giải pháp pháp lý
Trường hợp này, hợp đồng có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà đó, hợp đồng mua bán nhà được công nhận.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
- Các điều 81, 82, 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (tương ứng với các điều 93, 94, 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015);
- Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở
Án lệ số 04/2016/AL về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
1. Khái quát án lệ
- Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng;
2. Giải pháp pháp lý
- Nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất;
- Bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai;
- Người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
- Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Dân sự năm 1995;
- Điều 15 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Công nhận hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất
Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc Sở hữu của bên thế chấp.
1. Khái quát nội dung của án lệ
- Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Giải pháp: Trường hợp này, Tòa án phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật.
+ Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữu của người sử dụng đất.
+ Giải pháp: Trường hợp này, khi giải quyết Tòa án phải dành cho chủ sở hữu nhà trên đất được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó nếu họ có nhu cầu.
2. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015); Điều 715, Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005; mục 4 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (pháp điển hóa tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Xác định đương sự được triệu tập lần thứ nhất
Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa.
1. Khái quát nội dung của án lệ
- Tình huống án lệ:
Tòa án đã quyết định hoãn phiên tòa và lý do hoãn phiên tòa không phải do lỗi của đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Phiên tòa được mở lại nhưng có đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ vắng mặt.
2. Giải pháp pháp lý
Tòa án phải xác định đây là trường hợp đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt tại phiên tòa.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
Khoản 1 Điều 199, Điều 202, khoản 2 Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (khoản 1 Điều 227, Điều 228, khoản 2 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Không thụ lý yêu cầu đòi lại tài sản
Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
1. Khái quát nội dung án lệ
- Tình huống án lệ:
Sau khi tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có người khác (không phải là đương sự trong vụ án đó) khởi kiện đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó.
2. Giải pháp pháp lý
Trường hợp này, Tòa án không thụ lý vụ án mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
Điểm c khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 327, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan.
1. Khái quát nội dung án lệ
- Tình huống án lệ:
Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc.
Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Giải pháp pháp lý
Trường hợp này, phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu
Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra.
1. Khái quát nội dung của án lệ
- Tình huống án lệ:
Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà.
2. Giải pháp pháp lý
Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
- Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (tương ứng với khoản 6 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005 (tương ứng với Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014);
- Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015).